Thursday, December 20, 2012

Trí tuệ phân biệt Thiện-Ác

Nghe toàn bộ clip: Phần 1/2 - Phần 2/2

Trí tuệ phân biệt thiện ác sẽ phân biệt con người với con vật.

Sống mỗi ngày phải tích thêm phước hay là mỗi ngày lại tích thêm tội.

Sống mà phải bận tâm thiện - ác thì rất mệt mỏi đầu óc, phải mất 20-30 năm bận tâm thì sau này mới thanh thản.

Sống hời hợt, không bận tâm đúng sai, thiện ác thì có thể vui sống hiện tại nhưng sau này sẽ khổ sở.

Quan điểm đánh giá về Thiện - Ác ở mỗi nơi, mỗi thời thì mỗi khác. Vậy lấy điều gì làm chuẩn mực?

Theo đạo Phật thì một tháng có hai ngày là ngày Rằm và Mùng Một mọi người được khuyến khích đến chùa lạy Phật, nếu đến thì được thêm Phước còn không đến thì không được thêm Phước. Luật lệ nhà chùa thì không bắt buộc.

Đạo Phật không quy định rạch ròi thế nào là Thiện - Ác mà chỉ đưa ra Quả báo; rồi từ đó mình tự chọn lựa. Khi mình định là điều gì đó, thì tự hỏi mình có chịu được cái quả báo như vậy không để rồi quyết định xem mình có nên làm không.

Luật Nhân-Quả là mấu chốt.

Ngày nay mọi người bớt tin thần thánh, do đã giải thích được nhiều điều trên quan điểm khoa học. Cực đoan ban đầu là quá sùng bái thần thánh, cực đoan tiếp theo là sùng bái khoa học công nghệ.

Khi chạy quá theo lợi nhuận thì rồi sẽ có người bị bóc lột, môi trường bị tàn phá.

Tiêu chuẩn chung:

  • Mức cạn: Gặp người đói, giúp người ta bằng cách cho họ gạo để ăn. Nhưng như vậy chỉ giúp họ được ít ngày thôi. Giúp lâu dài hơn, bằng cách đào tạo cho họ cái nghề để họ tự sống được lâu dài hơn.
  • Mức sâu hơn: Muốn người ta hạnh phúc thì phải có Phước, muốn có Phước thì phải có đạo đức trong tâm; khi đó tự người ta biết cách tạo hạnh phúc trong đời họ.



Chúng ta như đi trên biển trong đêm đen, có những điểm căn bản như những ngọn hải đăng:

  • Tâm từ bi: Trải lòng thương yêu tất cả chúng sinh, thấy người khổ mình biết xót xa, thấy người sai lầm thì mình tha thứ. 
  • Luật nhân quả: Khi quả báo đến như điều mình làm cho người khác thì mình biết điều mình làm là điều Thiện, ví dụ: cùng bạn bè giúp xây cầu, mọi người đi lại dễ dàng, sau này mình đi lại dễ dàng gặp tầu gặp xe thì chứng tỏ điều mình giúp xây cầu là điều thiện. Đây là ngọn hải đăng lớn.
  • Mục tiêu giải thoát: Tất cả chúng ta đều bị nghiệp cuốn hút vào luân hồi: được sinh ra, lớn lên, sống vài chục năm rồi chết, rồi lại đầu thai trở lại. Nếu nhìn lại được luân hồi sẽ thấy nó quá mệt mỏi. Nếu đủ đạo lực để nếu muốn thì đầu thai, không muốn thì thôi. Trong luân hồi nếu mình tỉnh thì mình còn làm được điều tốt, nếu mình mê thì làm điều xấu và lại mất phước, lại tạo nghiệp.
  • Tâm vô ngã: Không còn thấy cái ta nữa. Hầu hết sai lầm của ta bắt đầu từ bản ngã.
  • Phát tâm "Vô Thượng Bồ Đề": (người dám có ước mơ, lý tưởng thành Phật không phải cho một mình mình mà cho tất cả mọi người): có ước mơ chính đáng. Phật ở đây không có nghĩa là ngồi một chỗ cho người ta thờ. Không phải là mong muốn ở ngôi vị cao, mà có nghĩa là tâm từ bi của mình trải rộng tuyệt đối đến mọi chúng sinh.




Vai trò của Thiền định rất quan trọng:

  • Là kết quả của một đời sống tốt đẹp: lúc Thiền là lúc đang an hưởng hạnh phúc mà mình đã reo.
  • Dùng tâm thanh tịnh để kiểm soát sai lầm trong tâm: hàng ngày Thiền định thì sai sót có thể dễ dàng bị phát hiện. Người phương Tây tìm niềm vui trong cái xao động, hầu hết các trò vui đều làm người ta xa rời đạo đức.
  • Hướng thẳng về mục tiêu Vô ngã: phải làm điều Thiện thì điều ác mới biến mất, còn nếu không thì điều ác nó trực chờ. Phải dùng hành động cụ thể để chuyển hóa cái tâm của mình, phải làm việc giúp đời, giúp người thì nội tâm mình mới được chuyển hóa. Muốn đi đến điều Thiện thì phải làm điều Thiện. Tâm thanh tịnh là kết quả của tâm thuần thiện (chứ không phải là không thiện, không ác). Chừng nào mình chưa thành Phật thì những mầm mống xấu vẫn tồn tại trong tâm (trong thẩm sâu tâm hồn); phải lạy Phật chân thành tha thiết để được trợ lực mà vượt qua các tâm ác khi nó nổi lên. Khi lạy Phật mỗi ngày thì tự nhiên mình có sáng suốt, tâm mình trở nên lương thiện.

Có hai mức: Tu hành (Cư sĩ); Xuất gia



Thiện - Ác vô hình:
(clip thứ 2 bị thiếu đoạn cuối ...)

---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment